Lập trình PLC, HMI, SCADA


Nhằm mục đích nâng cao hiệu suất, tăng tính chính sát, tiện ích hơn, thông minh hơn của hệ thống máy móc công nghiệp. Hợp tác hoặc nhận thầu với các đơn vị chế tạo máy, lắp đặt hệ thống, công trình có quá trình điều khiển tự động.

SCADA: Giám sát,điều khiền hệ thống tự động từ xa.
Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu dựa trên nền tảng máy tính (SCADA – Supervisory Control And Data Acquisition) đã được phát triển hơn 40 năm, từ mô hình đơn lẻ, điều hành phân tán đến kiến trúc mạng giúp truyền thông nhanh, linh động, chính xác và khoảng cách xa. Hơn nữa, SCADA đã chuyển từ độc quyền sang tiêu chuẩn hóa về phần cứng và phần mềm, sự thay đổi này giảm chi phí nâng cấp, vận hành và bảo trì cũng như cung cấp quản lý với thông tin thời gian thực hổ trợ cho việc lập kế hoạch, giám sát và ra quyết định.Các hệ thống SCADA là thành phần rất quan trọng trong hầu hết các cơ sở hạ tầng tối quan trong của các quốc gia như:• Nhà máy phát điện, truyền tải và phân phối điện năng.• Nhà máy lọc ga, dầu và hệ thống quản lý đường ống.• Hệ thống lọc và phân phối nước.• Hệ thống sản xuất và xử lý hóa chất.• Hệ thống đường sắt và vận chuyển khối lượng.
 
HMI: Giám sát, điều khiển hệ thống tự động
HMI là từ viết tắt của (Human-Machine-Interface) là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành thiết kế với máy móc thiết bị. Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao diện” với một máy móc thì đó là một HMI. Ví dụ như cảm ứng trên lò viba là một HMI, hệ thống số điều khiển trên máy giặt, bảng hướng dẫn lựa chọn phần mềm hoạt động từ xa trên TV đều là HMI,…cho phép người dùng theo dõi, ra lệnh điều khiển toàn bộ hệ thống. HMI có giao diện đồ họa, giúp cho người dùng có cái nhìn trực quan về tình trạng của hệ thống.
Những ưu điểm của HMI:
- Hỗ trợ người vận hành.
- Có nhiều loại qui cách nhỏ gọn.
- Tiêu thụ điện năng thấp.
- Di động được khi cần.
- Nâng cao độ tin cậy
- Hiệu suất kinh tế cao hơn.
-Phù hợp với nhiều thị trường ngành.

 

PLC : Bộ xử lý trung tâm điều khiển hệ thống.

Bộ điều khiển lập trình (PLC – Programmable Logic Controller) được thiết kế

nhằm thay thế phương pháp điều khiển truyền thống dùng rơ-le và thiết bị rời cồng kềnh,

và nó tạo ra một khả năng điều khiển thiết bị dễ dàng và linh hoạt dựa trên việc lập trình

trên các lệnh logic cơ bản. Ngoài ra, PLC còn có thể thực hiện những tác vụ khác như định

thì, đếm, v.v , làm tăng khả năng điều khiển cho những hoạt động phức tạp, ngay cả với

loại PLC nhỏ nhất. Hoạt động của PLC là kiểm tra tất cả các trạng thái tín hiệu ở đầu vào,

được đưa về từ quá trình điều khiển, thực hiện logic được lập trong chương trình và kích ra

tín hiệu điều khiển cho thiết bị bên ngoài tương ứng.